Sở hữu ngành sản xuất & phân phối sơn phát triển mạnh trong khu vực, Việt Nam đã thu hút rất nhiều thương hiệu sơn quốc tế đầu tư. Đây là là cơ hội vừa là thách thức với các doanh nghiệp sơn trong nước.
Bức tranh tổng quan về thị trường sơn Việt Nam và Thế Giới
Biến động thị trường sơn quốc tế
Thị trường sơn toàn cầu được dự đoán sẽ tăng với tốc độ đáng kể từ năm 2022 đến năm 2027. Vào năm 2021, thị trường đang tăng trưởng với tốc độ ổn định và với việc áp dụng các chiến lược ngày càng tăng của các công ty chủ chốt, thị trường dự kiến để vượt lên trên dự kiến.
Một số yếu tố chính dẫn đến sự gia tăng đáng kể nhu cầu về sơn trên toàn cầu bao gồm sự gia tăng trong các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực đang phát triển trên toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô. Nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao về sự hiện diện của VOCs trong sơn dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm an toàn hơn trên thị trường trong những năm tới.
Quy mô thị trường Sơn toàn cầu dự kiến đạt 4810,8 triệu USD vào năm 2026, từ 3465,3 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ CAGR 5,6% trong giai đoạn 2021-2026. Trong đó, các khu vực như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ… là những nơi có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất (theo The Expresswire).
Tiềm năng thị trường sơn Việt Nam
Ngành công nghiệp sơn và chất phủ tại Việt Nam được Coatingsworld dự đoán tăng trưởng từ 383 triệu USD năm 2018 lên 459 triệu USD vào cuối năm 2022. Ngành công nghiệp sơn và chất phủ trong nước ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do sự phát triển rất sôi động của phân khúc kiến trúc và xây dựng.
Với sự tham gia ồ ạt của các nhà sản xuất sơn và chất phủ đa quốc gia hàng đầu như AkzoNobel, BASF, Jotun… ngành sơn và chất phủ tại Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, năm 2022, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể với con số 2.9% (theo vietnamplus). Trong khi rất nhiều quốc gia trên thế giới đạt tăng trưởng ở mức âm. Tăng trưởng kinh tế ổn định được kỳ vọng sẽ mang lại cho ngành sơn và chất phủ tại Việt Nam một động lực dài hạn.
Thị trường ngành sơn Việt Nam đầy sôi động (theo VPIA)
Trong quý II năm nay, theo Take Stock, tăng trưởng kinh tế trong nước đã chứng tỏ khả năng phục hồi lớn. Mặc dù các điều kiện bên ngoài suy yếu, đặc biệt là làn sóng Covid-19 mới. Theo đó thị trường sơn phủ tại Việt Nam được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng hàng năm kép xấp xỉ 9% vào cuối năm 2022.
Tầm nhìn phát triển ngành sơn Việt Nam tới năm 2030
Quy hoạch phát triển ngành Sơn – Mực in do Bộ Công thương ban hành đã vạch ra định hướng và mục tiêu rõ ràng. Theo đó, ngành công nghiệp sơn – mực in phát triển theo hướng từng bước bắt nhịp với công nghiệp hiện đại hơn.
Theo Quyết định số 1008/QĐ-BCT, Bộ Công thương đã phê duyệt về tầm nhìn đến năm 2030, ngành sẽ được định hướng phát triển theo hướng từng bước loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu, thay vào đó là các công nghệ, thiết bị tiên tiến. Đồng thời hạn chế sử dụng các nguyên liệu, hóa chất nguy hại tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Các sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt và giá trị cao. Ngoài ra, ngành cần tập trung đầu tư vào các nhóm sản phẩm có giá trị sử dụng cao, nhất là các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành.
Một số mục tiêu đến năm 2026 cụ thể được đặt ra, bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sơn – mực in giai đoạn 2021 – 2030 đạt 14%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sơn – mực in giai đoạn 2021 – 2030 đạt 14%.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sơn – mực in trong toàn ngành công nghiệp hóa chất đạt 12% vào năm 2030.
- Nguồn nguyên liệu trong nước năm 2030 có khả năng đáp ứng được 75% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành.
Các doanh nghiệp sơn trong và ngoài nước đã bước vào cuộc chạy đua thực sự. Các sản phẩm sơn ngày càng đa dạng cả về chủng loại, tính năng, lẫn màu sắc. Đây vừa là thách thức, vừa là động lực để tạo nên sự sôi động và tích cực về thị trường sơn tại Việt Nam.