[ Tất tần tật] Một số lưu ý khi thi công sơn bả

NỘI DUNG CHÍNH

1. Sơn bả tường là gì? Có nên sơn bả tường hay không?

1.1. Sơn bả tường là gì?

Sơn bả tường hay còn được gọi là sơn bả matit. Đây là quá trình thi công sơn kèm theo bả matit được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Sơn bả tường sẽ giúp cho bề mặt tường mịn, lớp sơn được bóng đẹp hơn. Công việc này đòi hỏi thợ sơn có tay nghề, kinh nghiệm cao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, matit có hai loại là Matit dẻo và Bột trét. Trong đó, dạng Matit dẻo có độ bền cao hơn bột trét nhưng thi công phức tạp hơn do cần phải pha với xi măng.

1.2. Có nên sơn bả tường không?

Để biết được có nên sơn bả tường hay không, chúng ta cùng tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của sơn bả tường:

Ưu điểm của sơn bả tường.

Bề mặt tường nhà mịn, phẳng và đẹp mắt hơn.

Sơn bả tường phù hợp với các không gian phòng khách, phòng trưng bày… khiến không gian bừng sáng, sang trọng hơn với màng sơn mịn đẹp, bóng bẩy.

Tiết kiệm số lượng sơn vì khi đã sơn bả tường bằng matit giúp giảm tiêu hao, tiết kiệm lượng sơn lót, sơn phủ mà bạn phải dùng.

Nhược điểm của sơn bả tường.

Lớp sơn phủ có độ bám và kết dính kém khi sơn bả tường. Do đó, làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của màng sơn.

Như vậy, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc ưu và nhược điểm để quyết định có nên sơn bả tường hay không. Tuy nhiên, nếu nhà của bạn thuộc một trong hai trường hợp sau thì bắt buộc bạn phải sơn bả tường: Thứ nhất là nhà cũ quét bằng vôi ve. Thứ hai là sửa lại nhà cũ đã bả tường trước đó.

Có nên sơn bả tường hay không?

Có nên sơn bả tường hay không?

2. Quy trình sơn bả tường với 4 bước đơn giản

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

– Công trình thi công sơn cần đạt đủ độ khô, độ ẩm bề mặt tường không được lớn hơn 16%, thời tiết khô ráo và độ ẩm không khí thấp hơn 80%, mới được thi công.

– Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn lót kháng kiềm.

– Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.

– Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng các dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.

Bước 2: Sơn chống thấm

– Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua khâu này.

– Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm cũng cần được vệ sinh qua nhằm làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.

– Tiến hành sơn chống thấm lần thứ nhất bằng sản phẩm sơn chống thấm. Hợp chất chống thấm khi thi công cần được hòa trộn với xi măng theo tỉ lệ 1;1 ( 1 kg chống thấm : 1 kg xi măng) để tạo ra hỗn hợp chống thấm sau đó cho thi công lần 1. Lưu ý: Hợp chất khi đã pha trộn cần thi công ngay không được để lâu quá 03h.

– 02h sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2. Việc để cách thời gian vậy nhằm để lớp sơn 1 đạt đủ độ khô cần thiết.

– Thi công hoàn thiện lần 2 với tư cách với các pha trộn tương tự lần 1. Sau khi thi công xong tiến hành quan sát bằng mắt thường thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.

Trét bột bả.

– Dùng bột bả (trét) trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợ sau đó trộn ( khuấy) đều đến khi bột bả đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.

+ Bả lớp thứ nhất

Dùng bàn bả hoặc dao trét để bả lớp đầu tiên với độ dày khoảng 1mm (tùy thuộc vào từng bề mặt). Để tường khô trong 2 giờ, sau đó làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám có độ nhám trung bình. Tiếp đến, làm sạch bề mặt với giẻ sạch hoặc máy nén khí để tiến hành bả lớp thứ 2.

+ Bả lớp thứ 2

Sau ít nhất 16h từ khi sơn bả lớp thứ nhất mới nên tiến hành sơn lớp thứ 2 với độ dày tương tự. Tiếp đó, cần dùng giấy nhám mịn để làm phẳng bề mặt. Lưu ý không dùng giấy nhám có độ thô ráp cao sẽ làm xước bề mặt matit. Bạn cũng có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường. Bề mặt sau khi bả lớp thứ hai và chà láng sẽ rất phẳng mịn, đẹp mắt.

Bước 3: Sơn lót

Sau khi hoàn thiện lớp sơn bả, đạt được độ khô chuẩn, dùng giẻ sạch để vệ sinh bề mặt và tiến hành sơn lót.

+ Trước hết, pha loãng sơn lót với nước.

+ Tiếp đó, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn lớp lót. Độ dày màng sơn khô là 30 -40 micron cho một lớp sơn với điều kiện thi công bình thường.

Khi hoàn thành lớp sơn lót, tùy vào từng loại sơn mà bạn phải chờ thời gian mới được sơn lớp phủ bên ngoài. Với sản phẩm sơn lót của Nippon Paint, thời gian chuyển tiếp được rút ngắn còn 2 giờ. Hơn nữa, sản phẩm sơn lót của Nippon Paint có khả năng chống thấm, chống lại sự xuống cấp của sơn do chất kiềm trong xi măng gây ra, giúp lớp sơn phủ đều màu, bền đẹp. Đây là một sản phẩm có tính năng vượt trội và thuận tiện khi thi công, giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Bước 4: Sơn phủ màu hoàn thiện

1 Sơn màu lần 1:

– 02 sau khi thi công sơn lót chống kiềm có thể tiến hành thi công sơn màu laafn1.

– Tiến hành sơn màu lần 1 bằng sơn phủ.

– Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.

2. Sơn màu lần 2 ( hoàn thiện ):

– 02h sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.

– Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện lần cuối.

– Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

3. Lưu ý khi sơn bả tường.

Lựa chọn thợ sơn có tay nghề và kinh nghiệm

Việc sơn bả tường là một quy trình đơn giản nhưng cần sự chỉn chu, điêu luyện khi trét bả, lăn sơn. Vì thế, bạn cần thuê những thợ sơn có tay nghề và kinh nghiệm. Họ sẽ biết được khi nào tường đủ khô hay đủ độ ẩm để tiến hành sơn. Thợ tay nghề cao sẽ giúp bề mặt sơn được phẳng mịn, đẹp mắt nhất.

Lựa chọn các sản phẩm sơn có chất lượng tốt

Điều này là vô cùng quan trọng. Các sản phẩm sơn kém chất lượng không chỉ khiến công trình nhanh xuống cấp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Khi lựa chọn các sản phẩm sơn của Sơn Quốc tế Nano, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm dễ thi công, có độ bền cao, khả năng chống thấm, chống bám bẩn, chịu chùi rửa cao.

Bên cạnh đó, Sơn Quốc tế Nano có tới hơn 1000 màu sơn cho bạn thật nhiều lựa chọn. Các sản phẩm sơn của Sơn Quốc tế Nano không chứa hóa chất độc hại, gần như không mùi và có hàm lượng chất hữu cơ bay hơi thấp nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình sơn bả tường. Hãy liên hệ ngay tới các đại lý Sơn Quốc tế Nano gần nhất để được tư vấn kỹ càng hơn và hưởng những chính sách ưu đãi tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SƠN QUỐC TẾ NANO 

Địa chỉ nhà máy 1: Cụm CN Tam Điệp – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy 2: KCN Phú Nghĩa – Chương Mỹ – Hà Nội

VPĐD: Số nhà 21-BT3, Khu đô thị Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Số điện thoại: 0972900522

Hotline: 0972900522

 

 

 

 

 

 

Tin tức liên quan

Trả lời